23.11.13

Thông báo về việc tổ chức thi chứng chỉ IC3 Quốc tế

Thông báo về việc tổ chức thi chứng chỉ IC3 Quốc tế


TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

THÔNG BÁO

Về việc tổ chức thi chứng chỉ IC3 Quốc tế

1. Phương thức và kế hoạch thi


- Địa điểm: Thi tại Phòng lab Trung tâm CNTT.

- Thời gian thi: Mỗi tháng từ 01 đến 02 đợt vào các ngày cuối tuần.

- Lệ phí thi chứng chỉ IC3: Thí sinh thi tại Trung tâm Công nghệ thông tin - Đại học Thái Nguyên được hỗ trợ với mức phí như sau:

+ Thi 01 hoặc 02 module: 495.000đ/01 module

+ Thi cả 03 module: 1.300.000đ

2. Thủ tục đăng ký


Học viên đăng kí và nộp học phí tại phòng 406, tòa nhà điều hành ĐHTN, P.Tân Thịnh, TP. Thái Nguyên.

Chi tiết liên hệ: Trung tâm CNTT - ĐHTN, email: ttcntt@tnu.edu.vn;
điện thoại: o968 55o 888 (Mr. Hải).

18.11.13

Danh ngôn về giáo dục và người làm thầy

Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý.
 
Không thầy đố mày làm nên.
 
Đem việc làm mà dạy người thì người ta theo; chỉ đem lời nói mà dạy người thì người ta không phục.
 
Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác.
 
Tôi thích người thầy, bên cạnh bài tập về nhà, còn cho bạn đem một điều gì đó về suy nghĩ.
 
Công việc của người thầy ưu tú là kích thích những người có vẻ tầm thường có nỗ lực phi thường. Vấn đề hóc búa là không phải xác định những người chiến thắng; mà làm cho những người bình thường trở thành người chiến thắng.
 
Giáo dục là làm cho con người tìm thấy chính mình.
 
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên.
 
Học thầy, học bạn, vô vạn phong lưu.

11.11.13

Nhận biết các máy tính xung quanh mình

Nghe có vẻ hơi buồn cười, nhưng bây giờ là thời đại công nghệ số và Máy Tính trong IC3 được hiểu KHÔNG chỉ là Máy Vi Tính.

Chúng ta có thể cùng liệt kê ở đây các loại máy tính như sau:

1. Máy tính cá nhân (PC)

2. Máy tính xách tay (Notebook/Laptop)

3. Máy tính bảng (Tablet)

4. Máy chủ (Server)

5. Thiết bị trợ giúp cá nhân kỹ thuật số (PDA)

6. Máy tính cầm tay (Pocket PC)

7. Điện thoại di động

8. Các loại máy tính khác (Ví dụ: Robot, ATM, Hệ thống báo cháy-nổ, ...)

Với KIẾN THỨC này, bài thi IC3 sẽ yêu cầu bạn có KĨ NĂNG phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa các loại máy tính về:

- Hình ảnh

- Tính năng

- Sự tiện lợi/bất tiện (ưu điểm/nhược điểm)

- Tính mở rộng (Cắm thêm thiết bị ngoại vi hay nâng cấp bộ nhớ chẳng hạn).

- Và cả giá cả nữa (Để bạn Mua sắm thiết bị).

- Cuối cùng là chọn thiết bị phù hợp với 1 hay 1 vài công việc nào đó.

Như vậy bạn có thể thấy là bài thi IC3 có tính ứng dụng rất cao, hay và không dễ, nhưng cũng không quá khó.

1.11.13

Ứng dụng của IC3

Đối với cá nhân


- Người có chứng chỉ IC3 có được cơ hội việc làm cao hơn, mang lại niềm tin nhiều hơn cho Nhà tuyển dụng vì IC3 là một chứng chỉ có giá trị quốc tế phản ánh chính xác khả năng chuyên môn về sử dụng máy tính.


- Đối với những người mới tiếp xúc với máy tính, đạt được chứng chỉ IC3 đồng nghĩa với việc bạn sẽ có một nền tảng vững chắc về kỹ năng vi tính bao gồm những kiến thức căn bản nhất đến các ứng dụng chủ chốt và truy cập thông tin trên Internet.