Được nghe thầy Bảo nói về Bác Hồ là một điều may mắn!
Những câu chuyện về Bác Hồ bao giờ cũng cảm động.
Ngày trước cũng đọc, xem và nghe nhiều về Bác.
Qua lời kể đơn giản của thầy Bảo lại càng sâu sắc và thấm thía hơn. Nó hay hơn rất rất nhiều nhiều thứ trước đây từng nghe, từng xem.
Nghe chuyện về Bác Hồ, nghe thầy Bảo say sưa kể và giảng mà thấy cuộc đời này còn nhiều điều tuyệt vời.
Cảm ơn thầy Bảo.
Chúc thầy sức khỏe.
-Trích Slide -
Hai bài thơ Bác Hồ làm lúc 5 tuổi (Năm 1895, trên đường cùng gia đình vào Nam)
CON ĐƯỜNG
Núi cõng con đường mòn
Cha thì cõng theo con
Núi nằm ì một chỗ
Cha đi cúi lom khom
Đường bám lì lưng núi
Con tập chạy lon ton
Con siêng hơn hòn núi
Con đường lười hơn con
BIỂN
Biển là ao lớn
Thuyền là con bò
Bò ăn no gió
Lội trên mặt nước
Em nhìn thấy trước
Anh trông thấy sau
Ta lớn mau mau
Vượt qua ao lớn
BẢN LÝ LỊCH CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC KHI THAM GIA ĐẠI HỘI QUỐC TẾ CỘNG SẢN LẦN THỨ 7 - 1935.
Bí danh: Lin
Quê quán: Đông Dương
Thành phần gia đình: Nhà nho
Học vấn: Tự học
Khiêm - Cung - Tín - Mẫn - Huệ
(Nguyễn Sinh Khiêm - Nguyễn Sinh Cung)
Phú quí bất năng dâm
Bần tiện bất năng di
Uy vũ bất năng khuất
(Mạnh Tử)
(Giàu sang không phóng túng.
Nghèo khổ không hèn mọn
Uy vũ không khuất phục)
Hoành mi lãnh đối thiên phu chỉ
Phủ thủ cam vi nhũ tử ngưu
(Trợn mắt xem khinh ngàn lực sĩ
Cúi đầu làm ngựa trước nhi đồng)
(Lỗ Tấn)
HỒ CHÍ MINH NGƯỜI KẾ TỤC VÀ LÀM RẠNG RỠ CHỦ NGHĨA MÁC LÊ NIN
"Nói về Lênin, tôi muốn nói đến một điều ghi trong văn bản của Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 4/1/1923 đề cập đến vấn đề bầu Tổng Bí thư thay thế Lênin vì lúc này Lênin ốm nặng. Người thấy không đảm nhiệm công việc phục vụ Đảng được nữa, Người có một đề nghị. Tất nhiên Người không ghi cụ thể tên ai sẽ đảm nhiệm chức Tổng bí thư và chỉ nêu tiêu chuẩn cho một Tổng bí thư như sau:
1) Là người phải có tính kiên trì bền bỉ
2) Phải luôn trong sáng và ngay thẳng
3) Phải là người khiêm tốn, dịu dàng, mềm mỏng
4) Phải có lòng nhân ái biết quan tâm đến đồng chí của mình
5) Phải là người có tính kiên định.
Năm tiêu chuẩn đạo đức mà Lênin đặt ra cho Tổng bí thư của Đảng Bôn sê vích lúc bấy giờ thực chất là đạo đức cần lao mà theo tôi nó thể hiện rất đầy đủ ở con người Hồ Chí Minh".
(Sípphorôn Vichivosaram - Nghị sĩ Thái Lan)
//Ghi chú: Sau khi Lê-nin mất, Stalin lên làm Tổng bí thư.
CỤ HỒ ĐỜI ĐỜI CÓ CẢ THIÊN HẠ
Ý kiến nhà văn Anh
"Cụ Hồ ra đi chỉ với một đôi dép cũ và một tấm áo thô, nhưng đời đời cụ có cả thiên hạ. Còn “con người kia” tưởng đã chiếm đoạt cả thiên hạ và từng muốn chiếm đoạt nốt cái mặt trời là của chung mọi nhà, thì đến bây giờ lại tự mất hết rồi. Cụ Hồ ra đi ngót mười năm nay nhưng hàng ngày vẫn sống giữa nhân dân. Còn “con người kia” mới chỉ qua đời mấy hôm mà kỳ thật đã vắng lặng ở trong lòng mọi người từ hàng chục năm nay".
(Nhà báo Anh – Tư liệu dẫn từ Đào Phan “Suy tưởng trước Ba Đình”. Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin H.1998).
Bài thơ về hoa Mai của Hồ Chí Minh
“Thướng Sơn”
“Lục nguyệt nhị thập tứ
Thượng đáo thử Sơn lai
Cử đầu hồng nhật cận
Đối ngạn nhất chi Mai”
Ngày 24 tháng sáu
Lên ngọn núi này chơi
Ngẩng đầu mặt trời đỏ
Bên suối một nhành Mai
(Tố Hữu dịch)
PHẨM CHẤT CON NGƯỜI VIỆT NAM MỚI TỪ LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ
PHẨM CHẤT CON NGƯỜI VIỆT NAM MỚI TỪ LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ
CỐT CÁCH CON NGƯỜI: THIỆN
Hiền ác phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên
(Thiện ác nguyên lai vô định tính
Đa do giáo dục đích nguyên nhân)
Một đời làm điều thiện
Mà điều thiện chưa đủ
Một ngày làm điều ác
Thì điều ác đã thừa
(Nhất sinh hành thiện, thiện do bất túc
Nhất nhật hành ác, ác tự hữu dư)
PHẨM CÁCH LÀM NGƯỜI: TRUNG VÀ HIẾU
Thờ dân trọn đạo hiếu
Thờ nước vẹn lòng trung
Sự dân nguyện tận hiếu
Sự quốc nguyện tận trung
Cần - Kiệm - Liêm - Chính
Nhân - Nghĩa - Trí - Dũng - Liêm //Ghi chú(Tín?)
SỐNG CÓ TÌNH NGHĨA
Bác Hồ:
Các chú có biết nhân dân sống với nhau như thế nào không?
HHG:
“Thưa Bác, nhân dân ta có câu : Tối lửa tắt đèn có nhau”.
Bác Hồ:
“Đúng là như vậy! Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình, có nghĩa. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà.
Hiểu Chủ nghĩa Mác-Lênin là phảI sống với nhau có tình có nghĩa. Nêú thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu Chủ nghĩa Mác-Lênin”
BÁC HỒ VÀ "CỐ NHÂN"
Năm 1962 Đoàn đại biểu miền Nam ra thăm Bác, Bác đã nói:
"Miền Nam luôn trong trái tim tôi" Với tình cảm chung, Bác đau đáu nhớ đồng bào miền Nam ruột thịt. Mẹ Bác mất ở miền Nam, bên bờ sông Hương. Bố Bác mất bên bờ sông Tiền. Và nơi đó còn có một mối tình"
Trong một bài thơ Bác viết:
Vân ủng trùng sơn sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần
Bồi hồi độc bộ Tây Phong Lĩnh
Giao vọng Nam thiên ức cố nhân.
Sau này hai chữ cố nhân được người ta dịch là bạn xưa.
Núi ấp ôm mây mây ấp núi
Dòng sông gương sáng bụi không mờ
Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh
Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa
Thấy bản dịch không lột tả được đúng ý của mình, Bác đã dịch
lại, lấy tên bài là Nhớ người yêu và ký tên là T. Lan.
Mây ôm núi, núi ôm mây
Dòng sông sạch chẳng mảy may bụi hồng
Bồi hồi dạo bước Tây Phong
Trông về cố quốc chạnh lòng nhớ ai.
. . .
No comments:
Post a Comment
Cảm ơn bạn đã nhận xét!