29.3.16

Vài điều cần biết để điều khiển chuột máy tính hiệu quả

Ngày nay, các thiết bị cảm ứng đã trở thành PHỔ THÔNG, vì thế con người đang có xu hướng dùng Ngón tay nhiều hơn khi sử dụng máy tính. Nhưng bạn biết không, dùng Chuột sẽ nhanh hơn dùng Ngón tay nhiều lắm!


Về dùng chuột, người dùng phổ thông nói chung đều có thể cầm nắm chuột và điều khiển. Nhưng nhiều người còn lúng túng và phần lớn chưa biết điều khiển chuột hiệu quả.

Để dùng chuột hiệu quả, bạn nên chú ý những điều cơ bản sau:

1. Con trỏ chuột

Chuột máy tính (mouse) được hiển thị trên màn hình dưới dạng một biểu tượng (Icon), gọi là con trỏ chuột. Hình dáng của con trỏ chuột có thể thay đổi tùy theo chương trình, vị trí, trạng thái làm việc của chương trình. Một số trạng thái thường gặp của trỏ chuột được cho dưới đây:


Trên đây là hình ảnh con trỏ mặc định trong Windows. Bạn có thể tùy chỉnh các hình ảnh này thành các hình khác như con trỏ từ màu trắng  thành màu đen chẳng hạn, thậm chí là chiếc lá, bông hoa, con bướm nếu bạn muốn thông qua cửa sổ sau:

25.3.16

Hướng dẫn xem lại điểm thi IC3 và in chứng chỉ IC3 online

Xin chúc mừng các bạn đã vượt qua bài thi IC3!

Ở bài này, mình hướng dẫn các bạn cách xem lại điểm bài thi IC3 và cách in chứng chỉ online để làm minh chứng gửi cho trường/khoa, xin việc hoặc đem khoe với bạn bè :)

1. Cách xem lại kết quả bài thi ic3

Để xem lại điểm thi IC3 bạn làm như sau:

Bước 1: Mở trình duyệt internet và gõ vào địa chỉ

http://certiport.com
Sau đó click vào nút LOGIN ở góc trên bên phải màn hình

Bước 2: Đăng nhập với thông tin

Username: là số CMTND của bạn
eg: 123456789

Password: là số CMTND của bạn và số 1
Ví dụ: 1234567891
(Chú ý: một số bạn có thể phải thêm chữ a hoặc b vào cuối username).

Bước 3: Chọn Notnow (hoặc "Không phải bây giờ") và xem thông tin.

Đến đây, bạn có thể xem điểm thi, ngày tháng thi của từng module.

2. Hướng dẫn in chứng chỉ ic3 online 

24.3.16

Những lưu ý quan trọng đối với thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2016

Xác định điểm bảo lưu như thế nào?, thí sinh tự do dự thi ở đâu? Thời hạn đăng ký dự thi? Không có chứng minh thư có được dự thi? Có được phản hồi thông tin nếu sai sót?

Bộ GD-ĐT vừa công bố hướng dẫn thực hiện Quy chế thi trong tổ chức thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh cần lưu ý những điểm quan trọng sau:

Xác định điểm bảo lưu của thí sinh ĐKDT

Đối với thí sinh đã ĐKDT Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 tại trường phổ thông: trường phổ thông căn cứ kết quả điểm thi năm 2015 (nếu có) để xác định điểm bảo lưu cho thí sinh;
Đối với thí sinh tự do đến từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) khác: Điểm bảo lưu do cơ quan chủ quản của trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 xác nhận.

Thí sinh tự do được chọn địa điểm thi

Thí sinh tự do dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT được chọn địa điểm nộp hồ sơ ĐKDT tại một trong các đơn vị ĐKDT do các sở GDĐT quy định nhưng phải dự thi tại cụm thi mà các thí sinh đang học THPT của đơn vị ĐKDT đó được dự thi theo quy định.
Thí sinh tự do dự thi chỉ để xét tuyển ĐH, CĐ được lựa chọn thi tại cụm thi do trường ĐH chủ trì và nộp hồ sơ ĐKDT tại địa điểm phù hợp với điều kiện của thí sinh.

Mất học bạ vẫn được dự thi

23.3.16

Bạn đã chuẩn bị những gì cho kì thi IC3, MOS, ICDL tới đây

Bạn đã đăng ký thi IC3, MOS và ICDL, mình chia sẻ với bạn vài điều đơn giản cần chuẩn bị, hi vọng bạn sẽ kịp xem trước.

1. Đầu tiên là tài liệu

Để ôn luyện. Bạn sẽ không được dùng tài liệu trong phòng thi, tuyệt đối không được.

Nếu chưa có, hãy tham khảo Tất Tần Tật tại địa chỉ website sau:
http://haint86.blogspot.com/2015/03/tai-lieu-on-thi-ic3-gs4.html

2. Ôn như thế nào

- Nếu bạn đã ôn tập một cách có quá trình, bài bản thì cứ ung dung vào thi.

22.3.16

Những điều nên chú ý khi sử dụng Email

Nhiều người vì quá vội vã hay là vô tâm mà viết Email không đúng chuẩn, thiếu cái này, thừa cái khác và đôi khi đem lại cảm giác khó chịu cho người nhận.

Và nếu đó là thư ứng tuyển xin việc chẳng hạn, thư của bạn có thể bị cho là Spam hoặc nhà tuyển dụng có thể bỏ qua bức thư của bạn vì không hài lòng với "thái độ" của bạn.

Vì vậy, khi viết Email cần phải chú ý những điều đơn giản thế này:

1. Cần phải có Tiêu đề (Subject)

Mô tả ngắn gọn về nội dung thư
VD: "Đăng ký thi tuyển viên chức đợt 2 năm 2013"

21.3.16

Thời điểm nào thi IC3, ICDL, MOS là hợp lý đối với bạn?

Thời điểm nào thi IC3, ICDL, MOS là hợp lý đối với bạn?

Theo mình thì có thể căn cứ vào mấy tiêu chí thế này:

1. Bạn cần có ngay chứng chỉ hay chưa?

Nếu:
- Có chứng chỉ, bạn sẽ được miễn học môn Tin học đại cương ở trường (Tùy từng trường)!
- Khoảng 01 tháng nữa bạn cần xét tốt nghiệp ra trường
- Đi xin việc mà nhà tuyển dụng yêu cầu...
Thì: Bạn nên thi IC3, ICDL, MOS càng sớm càng tốt.

2. Dạo này bạn bận rỗi thế nào

20.3.16

THI IC3 GS4 THẾ NÀO CHO TIẾT KIỆM?

THI IC3 GS4 THẾ NÀO CHO TIẾT KIỆM?

Bỏ qua những vấn đề về "Tại sao phải thi IC3" hay "IC3 có cần thiết hay không" vân vân, hôm nay mình muốn trao đổi về chuyện thi IC3 thế nào cho Tiết kiệm.

Chỉ có bốn ý thế này:

1. Chiến lược đăng ký:

+ Bạn có thể đăng ký thi chỉ Từng module (hay 2 module ) thay vì đăng ký cả 3 module cho Mỗi lần thi.
=> Đỗ ngay từng Module thì tiết kiệm hơn là không qua một phần nào đấy!

19.3.16

Ôn thi IC3

Cứ mỗi khóa thi IC3 tại Trung tâm Công nghệ thông tin, Đại học Thái Nguyên, mình gặp nhiều sinh viên thi không đạt, mình thấy tiếc cho các em, phải thi lần nữa xót ruột lắm.

Có nhiều bạn thi 5 đến 7 lần, tổng số module cộng lại khoảng 10 - 12 phần ...
Đối với các cán bộ, giáo viên cũng có nhiều trường hợp thi không qua hết sức đáng tiếc.

Hỏi chuyện, thấy nguyên nhân không đạt cũng nhiều:

- Nhiều em có lẽ không hiểu câu hỏi, không biết cách trả lời nên làm không đúng và Không Biết Làm Thế Nào Cho Đúng.

16.3.16

Đạo Văn và IC3

Đạo Văn là gì?

Đạo văn là sự sao chụp bất hợp pháp, lấy sản phẩm của người khác làm thành sản phẩm của mình dựa trên việc thay đổi một số chi tiết ban đầu mà không xin phép tác giả hay không để lại nguồn tham khảo.

Một số ví dụ về đạo văn và IC3:

Ví dụ 1: Hay gặp nhất là trong các tác phẩm văn chương, bạn đọc một truyện ngắn có vẻ quen thuộc từ địa điểm, nhân vật đến cốt truyện. Chỉ có tên nhân vật và một phần cốt truyện thay đổi dẫn đến kết cục khác nhau. Đây là một ví dụ của đạo văn.

Thao tác thần thánh trong bài thi Tin học IC3, MOS và ICDL

Thao tác thần thánh trong bài thi Tin học IC3, MOS và ICDL

Mình thường nói vui với sinh viên rằng, nếu đi thi IC3, MOS, ICDL, gặp câu hỏi thao tác khó quá, bạn không biết làm, sau khi thử các thẻ nọ nút kia mà vẫn chưa được thì hãy Bấm Chuột Phải. :))
(Cũng có thể bấm chuột phải rồi mới thử thẻ nọ nút kia!)

Bấm Chuột Phải, đó chính là THAO TÁC THẦN THÁNH.

Nhiều bạn đi học với mình đã biết vận dụng điều này trong bài thi.
Nhiều bạn khác không đi học, nghe thấy thế cũng thử như vậy.
Nhiều người không biết làm bài thi như thế nào cũng bấm chuột phải cầu may.
Thế nên kết quả của mỗi người lại có sự thành công khác nhau. Là bởi vì các điều sau:

4.3.16

LÀM NHƯ THẾ ĐỂ LÀM GÌ KIA CHỨ?

LÀM NHƯ THẾ ĐỂ LÀM GÌ KIA CHỨ?

Đây là câu hỏi mà mình luôn mong chờ mọi người hỏi trong các lớp học! Nhưng rất hiếm khi có người hỏi câu này.

Những câu hỏi mà bạn hay hỏi thường cứ lặp đi lặp lại