LÀM NHƯ THẾ ĐỂ LÀM GÌ KIA CHỨ?
Đây là câu hỏi mà mình luôn mong chờ mọi người hỏi trong các lớp học! Nhưng rất hiếm khi có người hỏi câu này.
Những câu hỏi mà bạn hay hỏi thường cứ lặp đi lặp lại
- abc $$ xyz
Ở chỗ mình, mình chẳng dạy mẹo nào cả! Mình chỉ chia sẻ kinh nghiệm, chiến lược làm bài thi và giúp bạn dễ dàng hiểu bản chất của kiến thức thôi.
Trở lại câu hỏi ban đầu, LÀM NHƯ THẾ ĐỂ LÀM GÌ KIA CHỨ?
Hãy xem các ví dụ sau, bạn sẽ phần nào biết được, Làm Như Thế Để Làm Gì Kia Chứ!
Ví dụ 1: Hãy hủy bỏ các lệnh đang được in bởi máy in Canon 2900?
Nếu lỡ tay gõ số bản copy là 1000 rồi thực hiện in, trong khi bạn chỉ muốn in 10 bản = > tốn giấy!
Có nhiều người, thường rút phích điện hoặc tắt nguồn của máy in => sau đó máy in sẽ bị kẹt giấy => nhanh hỏng.
Ta có thể hủy lệnh in để máy in không in nữa: Đảm bảo Tiết kiệm giấy, mực, tăng tuổi thọ của máy in! (Bạn còn có thể hủy lệnh in bằng nút Cancel trên máy in).
Ví dụ 2: Hãy chèn thêm một slide mới vào sau slide số 2, chọn bố cục có tên là Comparison?
Thao tác này sẽ giúp bạn Nhanh chóng so sánh hai đối tượng nào đó, chỉ việc gõ text mà không cần phải kéo, chèn, chỉnh sửa các Text Box.
Nhanh hơn nhiều lắm, bạn hãy thử đi! Thử xong bạn sẽ hiểu ý nghĩa của cái gọi là Layout!
Ví dụ 3: Hãy chặn tất cả các thư gửi đến từ Alibabon?
Làm thế để làm gì? Để bạn chặn những kẻ thường xuyên gửi thư rác cho bạn. Những thư này có thể chứa những nội dung phản cảm, không mong muốn, lừa đảo, quảng cáo, virus. => Blacklist.
Ở các lớp cấp tốc, bạn sẽ được người ta hướng dẫn làm lần lượt câu này tới câu khác, mà không giải thích gì cả, vì không đủ thời gian giải thích, vì Cấp Tốc mà, cũng có thể vì họ không hiểu bản chất để giải thích cho bạn. Có nhiều bạn sinh viên, học viên đi học qua các lớp ôn của mình rồi cũng về tự mở lớp học => Thất bản tam sao!
Dẫn tới chuyện bạn làm được ngay lúc ấy, nhưng chẳng hiểu Làm Thế Để Làm Gì. Thậm chí còn hiểu sai do những giải thích sai, nhưng vẫn cứ nghĩ là mình đang đúng!
Vì không hiểu nên bạn không nhớ rõ.
Vì không nhớ rõ nên đi thi bạn có thể may mắn (nhớ) làm đúng hoặc rủi ro (quên) làm sai.
Vì may mắn và rủi ro, nên bạn thi có thể đạt hoặc chẳng thi được!
Đó là hệ quả trước mắt của Học cấp tốc.
Sau đấy, hậu quả lâu dài là đi làm rồi, mặc dù có thể đạt được chứng chỉ, nhưng bạn vẫn không hề biết sử dụng máy tính, không hề biết ứng dụng Excel vào tính thu chi hàng tháng của gia đình, Dùng Paint để chơi với con trẻ, Tạo mục lục tự động, Tìm kiếm thông tin chính xác trên kho dữ liệu Internet khổng lồ, Tự bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình, Tự xử lý những sự cố máy tính hay gặp v.v rất nhiều ứng dụng nữa, hay lắm ... Điều đó dẫn đến Năng suất lao động của bạn thấp, Công ty và tổ chức của bạn không phát triển, rồi kinh tế của cả nước không đi lên... Xong bạn lại sẽ lên Facebook và than rằng:
- Nước mình nó thế :D
- Than ôi, Người nước mình cứ giữ mãi thói hư ấy đến bao giờ!
Thôi, nói dài thế, tóm lại cũng chỉ là muốn khuyên các bạn nên học mọi cái, không chỉ là học Tin học mà học mọi thứ đều phải hiểu và biết Làm Thế Để Làm Gì.
Cuối cùng là 1 phút dành cho quảng cáo:
Mình liên tục mở các lớp dạy Tin học IC3, ICDL, MOS....
Tham gia lớp học của mình các bạn sẽ:
- Được cung cấp tài liệu đầy đủ
- Được thi thử trên phần mềm, giống như bài thi thật (giao diện).
- Được chia sẻ kinh nghiệm và chiến lược làm bài thi hiệu quả
- Được giải thích dễ hiểu, cung cấp nhiều ứng dụng thiết thực, trải nghiệm thú vị.
Bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ:
- Nguyễn Thanh Hải, Trung tâm Công nghệ thông tin, Đại học Thái Nguyên.
- Điện thoại: o968 55o 888
- Email: nguyenthanhhai@tnu.edu.vn.
Chúc các bạn nhiều may mắn và thành công.
Thân ái!
- Nguyễn Thanh Hải -
bài viết rất thú vị và bổ ích! cảm ơn thầy ạ! đúng là sai 1 li đi 1 dặm :)
ReplyDeleteUh :)
Deletevô cùng thích cách thầy nhận xét về cái gọi là "làm thế để làm gì?". nhấn cho thầy vô vàn like
ReplyDelete